Xây dựng nhà ở cần có nhiều sự tính toán chi tiết. Việc tính toán trong công tác chuẩn bị xây dựng nhà ở ngày nay không nhất thiết phải cần sự hỗ trợ của nhà chuyên môn nhờ sự phát triển nhanh của các công cụ dự toán và thông tin rộng khắp trên các website chuyên ngành. Trong bài viết này tôi chỉ khái quát trong việc chống thấm nhà ở như thế nào cho bền vững.
Chống thấm trong xây dựng nhà ở cũng cần được tính toán trong công tác chuẩn bị xây dựng, tất nhiên đó cũng là bài toán trong công tác chuẩn bị. Vì sao tôi nói cần phải tính toán ? … Trong công tác đi xử lý chống thấm nhà ở dân dụng, chúng tôi đã gặp rất nhiều vấn đề do gia chủ hoặc nhà thầu thiếu sự tính toán trong việc chống thấm, dẫn đến nhiều phát sinh gây thiệt hại lớn về tiền bạc. Tôi lấy ví dụ mà chúng tôi thường hay gặp phải khi đi làm chống thấm nhà ở dân dụng là những công trình nhà ở có tầng hầm, nhà để xe. Phần đổ bê tông cho tầng hầm là rất quan trọng, do tầng hầm trong xây dựng nhà ở là phần chìm dưới lòng đất và công tác đổ bê tông tầng hầm thường được đổ làm 2 giai đoạn. Vấn đề phát sinh trong công tác thi công chống thấm sẽ có nếu chủ nhà hoặc nhà thầu không tính toán ngay từ phần đổ bê tông, Mạch ngừng bê tông các tầng hầm nhất thiết phải được xử lý chống thấm bằng các sản phẩm băng cản nước thích hợp. Băng cản nước có tác dụng bảo vệ, ngăn chặn nước hoặc hơi ẩm từ lòng đất thấm xuyên qua mạch ngừng bê tông, bảo vệ kết cấu bê tông.
Công tác chống thấm nhà ở hoàn thiện cũng nên được thực hiện với dịch vụ chống thấm chuyên nghiệp. Với một số công trình nhà ở, nhà thầu được tổ chức tốt, công tác bê tông đảm bảo thì khi phần bê tông tầng hầm hoàn thiện sẽ không có hiện tượng thấm hay chảy nước. nhưng không vì thế mà tiết kiệm một ít chi phí cho dịch vụ chống thấm hoàn thiện vì công trình được sử dụng xuyên suốt với thời gian rất dài, năm nay chưa thấm nhưng chưa chắc rằng năm tới có bị thấm không. Không có gì đảm bảo điều đó vì tầng hầm luôn ở trong môi trường ẩm và có sự hiện diện áp lực thủy tĩnh.
Chống thấm nhà ở những giá trị tiền bạc hiện hành trong thị trường chống thấm hiện nay :
Các bạn tính như thế này nhé : Với 1 mét chiều dài chu vi của tầng hầm, chi phí để lắp đặt băng cản nước PVC tùy theo size sẽ có giá từ 50.000VND đến 95.000 VND. Hoặc các loại băng cản nước dạng thanh cao su trương nở chỉ từ 40.000 VND đến 60.000 VND. Nhưng nếu chủ nhà vì tiết kiệm hoặc thiếu tính toán này thì chi phí phát sinh khi xảy ra thấm ở mạch ngừng sẽ được tính như sau : cứ 1 mét chiều dài chu vi của tầng hầm, nhà thầu thi công chống thấm sẽ phải đặt 4 cây ti bơm foam PU chống thấm và giá hiện tại giao động từ 120.000 vnd đến 160.000 vnd. Như vậy cứ 1 mét, chủ nhà phải chi một khoàn tiền là hơn 500.000 vnd. Các bạn có thấy được vì sao tôi nói cần phải tính toán là vậy.
Trên đây mình chỉ khái quát phần chống thấm mạch ngừng tầng hầm nhà ở mà là phần cứng thôi nhé. Mình sẽ tiếp tục với các bài viết tiếp theo. Nếu cần thêm thông tin hay hỗ trợ tư vấn thêm, cứ gọi cho mình theo số 0903907563 nhé . Hẹn gặp lại.

Chống thấm nhà ở như thế nào cho bền vững
Có rất nhiều hộ gia đình gặp phải trường hợp hàng xóm khó tính, gây khó dễ. Không cho chống thấm giữa 2 vách làm cho gia chủ rất đau đầu. Vì ngôi nhà là tâm huyết cả cuộc đời không thể nói khó là không xử lý được. Vậy nên làm như thế nào cho hợp lý đây??? Chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp cho khách hàng lựa chọn:
Chống thấm tường nhà liền kề theo độ rộng khe tiếp giáp
Có 3 trường hợp tường nhà liền kề xảy ra với nhà bạn như sau:
– Tường nhà bạn thấp hơn với tường cũ nhà hàng xóm.
– Tường nhà bạn có chiều cao tương đương với tường cũ nhà hàng xóm.
– Tường nhà bạn cao hơn so với tường cũ nhà hàng xóm.
Tại vị trí khe giáp tường có nhiều độ rộng khác nhau. Thường nhỏ không nhìn thấy, khe tiếp giáp có khe tiếp giữa hai nhà tách nhau có độ rộng lớn hơn 1 – 5cm và khe tiếp giáp có độ rộng lớn hơn 5cm. Mỗi trường hợp lại có một cách xử lý khác nhau, khe tường nhà bạn ??? Sau đây là một số cách bạn có thể áp dụng:
1/ Với trường hợp khe tiếp giáp nhỏ, không nhìn thấy
Những ngôi nhà liền kề có khe tiếp giáp rất nhỏ, mắt thường có thể không nhìn thấy rõ ràng. Biện pháp xử lý chống thấm dột ở đây là sử dụng keo chống thấm khe tường, hay hóa chất tạo màng đàn hồi cao gốc Polymer, Acrylic hay sản phẩm cao cấp hơn nữa là Polyurethane sẽ đem lại những hiệu quả chống thấm dột cao cho các hộ gia đình.
Keo chống thấm với lớp keo kết dính bền chắc. Đảm bảo độ bền, độ dẻo, độ dính và đặc biệt hiệu quả trong việc ngăn chặn sự xâm nhập của nước. Một số sản phẩm keo bạn có thể tham khảo:
- Keo chống thấm AS – 4001SG
- Keo chống thấm Neomax 820
- Keo chống thấm Silicone Apollo 500
- Keo chống thấm Acrylic Kemi coat
- Keo chống thấm Polyurethane
- Keo chống thấm dột TX 911
2/ Tường liền kề có khe tiếp giáp từ 1-5cm
Với những ngôi nhà đã được xây dựng lâu. Khoảng cách giữa hai ngôi nhà từ 1cm đến 5cm thì cần sử dụng màng bitum dán chống thấm. Tiếp sau đó nên phủ lên một lớn chống thấm Acrylic để có thể chống lại những tia nắng UV. Bên cạnh đó, các hộ gia đình có thể sử dụng lớp tôn inox không rỉ được ghim chặt vào tường sau đó dùng loại sika chống thấm SikaFlex Const miết dọc phần tôn ghim vào tường.
3/ Xây lòng máng khi khe tường tiếp giáp giữa hai nhà >5cm
Đây là cách xây dựng tạo đường thoát dạng 1/2 ống hoặc 1/4 ống tròn. Với độ nghiêng tùy thuộc vào thực tế của khe tiếp giáp giữa hai nhà.
Nếu khe tiếp giáp giữa hai nhà lớn không quá 10cm và tường 2 nhà bằng nhau. Thợ xây dựng sẽ không trát tường bên ngoài cho nhà bạn được. Mà cũng không xây dựng thêm vật liệu nào vào đó cả. Dù làm chống thấm bằng cách nào thì bạn cũng nên yêu cầu thi công tạo lòng máng 1/2 ống tròn cho mình. Bằng cách quay ngang gạch tại điểm cuối tiếp giáp. Rồi sử dụng vữa và gạch vụn để tạo vách máng. Trát bề mặt rồi làm chống thấm.
Còn khe tiếp giáp của hai nhà hẹp. Hoặc tường của hai nhà không bằng nhau. Thợ thi công sẽ tạo lòng máng 1/4 ống tròn. Cách thi công này có thể sử dụng các vật liệu khác nữa như: Tôn, màng chống thấm, tấm nhựa…
Với lòng máng 1/4 thì sẽ dễ hơn. Vì nó nghiêng hẳn sang một bên nhà. Còn với loại máng 1/2. Chắc chắn bạn cần đánh độ dốc tốt và làm mặt phẳng đều. Để dẫn nước từ trên cao xuống thấp. Hoặc hướng nó đi theo một hướng nhà nào đó.
Chống tường nhà liền kề ngay khi xây dựng
Đây là lựa chọn tối ưu, an toàn và hiệu quả nhất cho mọi công trình. Trong quá trình thi công, ở vị trí phần tiếp giáp chúng ta nên sử dụng gạch đặc. Vữa xây trộn bê tông gốc chống thấm, trát mác cao. Bề dày tường tiếp giáp yêu cầu tối thiểu 220mm mới đảm bảo ngăn được thấm dột tường từ ngoài vào.
Trường hợp nhà bạn xây trước nhà hàng xóm. Bạn hoàn toàn có thể trát được lớp tường bảo vệ phía bên ngoài. Qua đó khả năng chống thấm của tường nhà bạn cao hơn nhiều.
Sau khi xây dựng và trát lớp tường ngoài xong. Bạn có thể sử dụng nhiều loại vật liệu chống thấm khác nhau để thi công cho lớp tường bên ngoài. Với trường hợp này phổ biến nhất là sử dụng các loại sơn chống thấm pha xi măng, hóa chất chống thấm,… Ngoài ra còn có phương pháp bọc phủ composite hay chống thấm composite FRP.
Nếu nhà bạn thi công sau nhà hàng xóm, sẽ không có không gian để tiến hành trát, chống thấm từ ngoài vào. Vậy bạn sẽ áp dụng một số cách chống thấm tường nhà liền kề trên. Hoặc phương pháp xử lý chống thấm ngược ngay sau đây.
Bài viết liên quan
Bán băng cản nước PVC Waterstop giá rẻ nhân tuần lễ 2/9
Bán băng cản nước PVC Waterstop giá rẻ nhân dịp kỷ niệm lễ Quốc Khánh năm 2019, Công ty TNHH Đại Bản tổ chức tuần lễ khuyến [...]
Thanh trương nở – SongWon Bentonite Waterstops
Thanh trương nở SongWon Bentonite Waterstop là băng cản nước. Có cấu tạo là vật liệu Bentonite háo nước, khi tiếp xúc với nước nó tự [...]
Ron cao su trương nở – chống thấm cho mối nối bê tông
Thanh cao su trương nở dùng để chống thấm cho mối nối bê tông. Mô tả: Thanh trương nở Hydrophilic Rubber là một sản phẩm cao [...]
Hyperstop DB joint bentonite trương nở
Thanh trương nở HYPERSTOP DB GIỚI THIỆU THANH TRƯƠNG NỞ BENTONITE HYPERSTOP DB Thanh cao su Bentonite trương nở HYPERSTOP DB bao gồm sodium bentonite butyl [...]
Chống thấm nhà ở như thế nào cho bền vững
Xây dựng nhà ở cần có nhiều sự tính toán chi tiết. Việc tính toán trong công tác chuẩn bị xây dựng nhà ở ngày nay [...]
Waterbar DB PVC chống thấm mạch ngừng
Waterbar DB PVC Mô tả Waterbar DB PVC là băng cản nước PVC waterstop, dùng để ngăn nước thấm qua các khe bê tông. Waterbar DB [...]
Sai lầm trong thuật ngữ Chống thấm và Phòng thấm
“Chống thấm” và “Phòng thấm” là sự khác biệt lớn trong từ điển kỹ thuật. Xuất phát từ ngôn ngữ tiếng Việt quá phong phú. Những [...]
Hướng dẫn cách xử lý chống thấm ngược cho tường nhà liền kề
Với nhà mới xây thì khi xây gạch xong, không trát tường mà tiến hành chống thấm ngược luôn. Đối với nhà cũ bị thấm phải [...]